Kinh tế Đế_quốc_Nhật_Bản

Thiết giáp hạm Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử năm 1941

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mở rộng vòng đai đế quốc, cai quản Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu và vùng Bắc Trung Hoa. Nhật xem vòng đai này là một yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền lợi và an ninh, đề phòng các thế lực bên ngoài chận khóa đường biển bóp nghẹt kinh tế của mình. Nhận thức được tài nguyên của mình hạn chế, Nhật ra sức vơ vét tài nguyên từ các thuộc địa để tăng cường quân lực và làm hậu thuẫn cho việc tiếp tục mở rộng lãnh thổ đế quốc. Sau 1868, kinh tế Nhật Bản tiến triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chú trọng phát triển nông nghiệp để cung cấp cho cải tiến kỹ nghệ. Trong Chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu năm 1904, Nhật có 68% dân có việc làm và 38% tổng sản phẩm quốc dân vẫn từ nông nghiệp. Đến giai đoạn thứ nhì trong thập niên 1920 lượng sản xuất kỹ nghệ và mỏ khoáng lên đến 23% GDP so 21% của với sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật giao thông và liên lạc cũng phát triển nhanh để kịp mức tiến của kỹ nghệ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Nhật_Bản http://www.dutcheastindies.webs.com/index.html http://www.dutcheastindies.webs.com/nagumo.html http://cidc.library.cornell.edu/dof/japan/japan.ht... http://filebox.vt.edu/users/jearnol2/MeijiRestorat... http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/history05.... //www.jstor.org/stable/1025496 http://www.worldcat.org/title/making-of-modern-jap... http://www.worldcat.org/wcpa/oclc/46731178 https://www.youtube.com/watch?v=6_zgYqi6GRo https://archive.org/details/makingofmodernja00jans